Ngày 10/03/2022, tại TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác tư vấn xây dựng nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-EU giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM (TV.PHARM) và FormaPharm Engineering Group (FPEG).
Đầu tháng 8 vừa qua, trong khuôn khổ xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm tại thành phố Hyderabad, Đại sứ quán Việt Nam đã kết nối nhóm các nhà đầu tư Ấn Độ với đại diện của các chính quyền địa phương tại Việt Nam giới thiệu và thúc đẩy ý tưởng xây dựng các Công viên Dược phẩm (pharma park) – khu công nghiệp chuyên biệt trong lĩnh vực dược phẩm.
Mục đích của khu công nghiệp này nhằm đón các “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất dược của Ấn Độ cũng như quốc tế đến Việt Nam. Thực tế, mô hình này đã được triển khai rất thành công tại Hyderabad và các địa phương khác của Ấn Độ, biến nước này thành cường quốc sản xuất dược phẩm lớn thứ 3 thế giới.
Khu công nghiệp “Công viên Dược phẩm” sẽ có quy mô khoảng 500 ha với vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu USD, mong muốn tạo ra công ăn việc làm cho 50 nghìn lao động trực tiếp và 200 nghìn lao động gián tiếp, doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 5 tỷ USD.
Theo số liệu của IBEF, Ấn Độ cung cấp hơn 60% các loại vaccine khác nhau trên toàn cầu, chiếm 20% lượng thuốc gốc xuất khẩu trên thế giới. Hơn 40% nhu cầu thuốc gốc ở Hoa Kỳ và 25% ở Anh là do Ấn Độ cung cấp. Hơn 80% các loại thuốc kháng virus được sử dụng trên toàn cầu để chống lại bệnh HIV-AIDS được sản xuất bởi các công ty dược phẩm của Ấn Độ.
Đến cuối tháng 8, các doanh nghiệp Ấn Độ đã có động thái tìm hiểu đầu tư Dự án “Công viên dược phẩm” tại Thanh Hoá trong buổi làm việc trực tuyến với Đại sứ Phạm Sanh Châu, các Tham tán, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cùng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi.
Tại đây, các nhà đầu tư Ấn Độ bày tỏ mong muốn tìm kiếm hạ tầng đầu tư, phát triển sản xuất trong thời hạn 99 năm tại những khu vực có môi trường đầu tư bền vững, có kết nối với hệ thống giao thông – vận tải thuận lợi, nhất là hệ thống giao thông đường hàng không, đường thuỷ…
Vậy vì sao Ấn Độ lại chọn Việt Nam để triển khai Công viên Dược phẩm?
Theo báo cáo của SSI Research, hiện nay Ấn Độ là nhà cung cấp API (dược chất) quan trọng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, các công ty dược Ấn Độ hiện đang đẩy mạnh năng lực sản xuất khi Chính phủ nước này thực hiện gói ưu đãi tiền mặt trị giá 200 triệu USD cho các nhà máy API sản xuất kháng sinh, thuốc chống HIV, vitamin và 51 thành phần dược phẩm quan trọng khác.
Liên quan đến Công viên Dược phẩm, Chủ tịch của Tập đoàn SMS, ông Ramesh Babu trước đó cũng bày tỏ kỳ vọng đây sẽ là “đòn bảy chiến lược” để biến Việt Nam thành một cứ điểm nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm hàng đầu của Đông Nam Á và thế giới.
“Các khu công nghiệp chuyên biệt này là nơi chuỗi sản xuất các sản phẩm dược từ nguyên liệu tới thành phẩm. Với lợi thế quy trình khép kín, quy mô lớn, tập trung và ở các vị trí thuận tiện, công viên dược phẩm giúp các công ty giảm chi phí đầu tư nhưng lại tăng hiệu suất và hiệu quả phát triển và sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh”, đại diện tập đoàn SMS Pharmaceuticals nói thêm.
Không chỉ các doanh nghiệp Ấn Độ, các “ông lớn” từ Đức, Nhật Bản hay Mỹ cũng “âm thầm” rót vốn mạnh vào lĩnh vực này của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua. Điển hình như năm 2011, Stada Service Holding B.V (công ty con của hãng dược phẩm Stada, Đức), đã mua cổ phần Pymepharco lúc công ty này còn chưa niêm yết. Theo báo cáo tài chính quý 3/2020, Stada Service Holding B.V đã sở hữu tới 62% cổ phần Pymepharco.
Ngoài ra, còn có Taisho Pharmaceutial Holdings (thuộc Tập đoàn Taisho Holdings của Nhật Bản) mua lại 24,5% cổ phần của công ty dược lớn nhất trên sàn chứng khoán là Dược Hậu Giang (DHG) hồi giữa năm 2016. Đối tác này đến nay đã nâng sở hữu lên mức chi phối là 51% cổ phần. Ước tính Taisho Pharmaceutial Holdings đã chi ra gần 6.000 tỷ đồng để sở hữu 51% DHG.
Tập đoàn Abbot (Mỹ) cũng âm thầm mua lại Công ty TNHH Dược phẩm Glomed. Đây là công ty dược phẩm có tên tuổi trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
Năm 2018, Abbot nâng sở hữu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) lên mức 51%. Domesco đã được CFR International SPA – công ty dược lớn nhất Chile mua 42% cổ phần vào năm 2012, nhưng sau đó CFR bị Abbot mua lại hoàn toàn vào năm 2014.
Cuối tháng 8/2020, một công ty dược khác của Nhật Bản là ASKA đã mua thành công hơn 6,5 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT), tương đương gần 25% cổ phần.
Như vậy, Việt Nam thời gian qua được đánh giá là điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia thành lập cơ sở sản xuất để từ đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. Nhất là khi Chính phủ đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất thuốc generic (thuốc gốc) tại khu vực Đông Nam Á với những chính sách hỗ trợ, càng tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp ngoại có động lực đầu tư vào Việt Nam.
Đặc biệt, dự kiến quy trình phê duyệt thuốc cũng diễn ra nhanh hơn trong nửa cuối năm nay, sau thời gian trì hoãn đáng kể từ năm 2020 đến nay do một số vướng mắc về quy định của Cục Quản lý Dược Việt Nam.
Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam đón nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, cụ thể là các hãng Ấn Độ, cũng như là “bệ đỡ” để Công viên Dược phẩm sớm đi vào triển khai.Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong việc xây dựng nhà máy Dược phẩm đạt chuẩn GMP – EU của TV.PHARM, hứa hẹn sẽ mang các sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Theo ký kết, FPEG cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh cho TV.PHARM với các hạng mục bắt đầu từ nghiên cứu khả thi, thiết kế, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ lắp đặt thiết bị, đưa vào hoạt động, chứng minh năng lực, đến giai đoạn thẩm định cuối cùng và bàn giao dự án trên cơ sở hệ thống chìa khóa trao tay, để đưa Nhà máy do TV.PHARM xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của GMP-EU.
Nhà máy trong Cụm Dược Phẩm Công Nghệ Cao TV.PHARM đạt chuẩn GMP-EU (hình minh họa)
Trong xu thế hội nhập toàn cầu về lĩnh vực dược phẩm hiện nay, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn châu Âu (GMP-EU) là một trong các chuẩn mực chất lượng cao nhất. Đây là các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn được xây dựng, ban hành bởi Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu nhằm kiểm soát các hoạt động tại các cơ sở sản xuất dược phẩm sản xuất và phân phối sản phẩm vào thị trường Châu Âu, đảm bảo độ ổn định, tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm trong từng lô sản xuất cũng như độ đồng đều của các lô.
Để làm được điều này, đòi hỏi các đối tác phụ trách tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, đào tạo và theo dõi các yếu tố kiểm soát phòng sạch phải cực kỳ am hiểu về GMP-EU, đồng thời phải có năng lực làm việc với các bên thanh tra GMP-EU và theo sát đến khi dây chuyền được cấp chứng nhận, trong đó FPEG là đơn vị được đánh giá cao với kỳ vọng sẽ giúp TV.PHARM sớm hoàn thành được các hạng mục đề ra.
Tại Lễ ký kết, ông Hà Ngọc Sơn – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM tin tưởng: Cụm công nghiệp đạt chuẩn GMP-EU khi hoàn thành sẽ góp phần phát triển ngành dược Việt Nam, giảm gánh nặng thuốc nhập khẩu, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu thuốc đến thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế ngành dược Việt Nam. TV.PHARM đánh giá cao sự hợp tác cùng FPEG nhằm xây dựng nhà máy Dược phẩm đạt chuẩn GMP – EU.
Liên doanh Quỹ đầu tư Việt Nam-Oman (VOI) đã ký cam kết đầu tư dài hạn cho Dự án Khu Dược Phẩm Công Nghệ Cao TV.PHARM
Theo kế hoạch đã đề ra, nhà máy dược phẩm mới đạt chuẩn GMP-EU của TV.PHARM sẽ được đánh giá và nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-EU vào khoảng đầu năm 2024.
Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM với hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong thị trường dược phẩm Việt Nam. Năm 2021, TV.PHARM được xếp hạng trong Top 10 Công ty dược uy tín Việt Nam hoạt động ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm do Vietnam Report đánh giá.
Để được là một trong những công ty dược phẩm uy tín Việt Nam hiện nay, TV.PHARM đã không ngừng mở rộng, phát triển các sản phẩm nhằm nâng cao sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, đơn vị luôn đổi mới, học hỏi và cải tiến công nghệ trong quá trình sản xuất để đem đến các sản phẩm chất lượng và hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân. Vì vậy, việc xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP – EU không chỉ nâng tầm chất lượng lên tầm quốc tế mà còn cho thấy được chiến lược đầu tư sản xuất thuốc của TV.PHARM ngày càng ưu việt.
Cụm Dược Phẩm Công Nghệ Cao TV.PHARM được xây dựng tại cụm công nghiệp Tân Ngại, đường Lê Văn Tám, ấp Tân Ngại, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Dự án có tổng diện tích 9,7ha với công suất thiết kế 1,5 tỷ viên/năm, do Công ty Cổ Phần Dược phẩm TV.PHARM làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư ban đầu 650 tỷ đồng.
Các đại biểu tiến hành lễ khởi công
FormaPharm Engineering Group được thành lập bởi Hemofarm JSC tại Belgrade – Thủ đô Serbia vào năm 1993, với tên gọi Hemofarm Engineering LLC, hiện đang có gần 100 nhân viên và sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.
Văn phòng FPEG tại Vrsac, Serbia (hình minh họa)
Ngoài một số dự án lớn đã hoàn thành, FPEG cũng đã mở rộng cung cấp dịch vụ vào thị trường ngoài nước. Các dự án đáng nói đến là dự án cho Tập đoàn lớn của Đức, như Stada Arzneimittel AG – Bad Vibel, Đức với diện tích 8.000m2; Key Facts tại Serbia rộng 35.000m2 ; Pallabio Obninsk tại Nga rộng 12.500m2
FormaPharm Engineering Group là sự kết nối các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm, những người trẻ đầy tham vọng và sáng tạo, các nhà kinh tế và kỹ sư về công nghệ hóa học và dược phẩm, kiến trúc, CNTT, dân dụng, cơ khí và kỹ thuật tự động. Theo đánh giá, FormaPharm Engineering Group đang trên đà phát triển và là đối tác tin cậy của nhiều công ty dược phẩm, đây cũng là yếu tố để TV.PHARM lựa chọn làm đối tác ký kết hợp tác tư vấn xây dựng nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-EU.
(Theo suckhoedoisong.vn)